Tế bào máu là gì? Cấu tạo và vai trò đối với cơ thể
Tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, đóng vai trò vận chuyển oxy, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình đông máu khi có vết thương h
Tế bào máu là thành phần thiết yếu trong máu, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống và bảo vệ cơ thể. Bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, mỗi loại tế bào máu có cấu tạo và chức năng riêng biệt, giúp vận chuyển oxy, chống nhiễm trùng và ngăn ngừa chảy máu. Vậy tế bào máu là gì? Cấu tạo của tế bào màu ra sao? Hãy cùng Meijibio Clinic tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về những thắc mắc này.
Tế bào máu là gì?
Tế bào máu còn gọi là tế bào tạo máu, là các tế bào hình thành thông qua tạo máu.
Chúng bao gồm ba loại chính: hồng cầu, bạch cầu, và tiểu cầu. Mỗi loại đảm nhận những vai trò quan trọng, cụ thể:
- Hồng cầu giúp vận chuyển oxy
- Bạch cầu bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh
- Tiểu cầu hỗ trợ quá trình đông máu.
Ba loại tế bào này chiếm khoảng 45% tổng thể tích của mô máu. Phần còn lại là huyết tương là chất lỏng của máu. Huyết thanh giúp vận chuyển các tế bào và dưỡng chất cần thiết khắp cơ thể.
Tế bào máu có cấu tạo như thế nào?
Máu gồm hai phần chính: tế bào máu và huyết tương. Trong đó tế bào máu bao gồm ba loại tế bào: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Mỗi tế bào máu sẽ có chức năng và nhiệm vụ riêng, cụ thể:
Hồng cầu
Tế bào hồng cầu chiếm số lượng lớn nhất trong máu, khoảng 96% của tổng tế bào máu. Chúng không có nhân và các bào quan, chỉ chứa huyết sắc tố (hemoglobin), là thành phần chính giúp máu có màu đỏ. Hồng cầu có hình dạng đĩa lõm hai mặt, kích thước nhỏ và không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Nhiệm vụ chính của hồng cầu là vận chuyển khí oxy (O₂) từ phổi đến các mô trong cơ thể. Đồng thời nhận lại khí cacbonic (CO₂) từ các mô để đưa về phổi thải ra ngoài. Hồng cầu có vòng đời trung bình khoảng 120 ngày. Sau khi già đi, chúng sẽ bị tiêu hủy tại các cơ quan như lách và gan.
Tủy đỏ trong xương tham gia vào quá trình tạo máu, sản xuất hồng cầu mới để thay thế những tế bào hồng cầu đã mất.
Các chỉ số của hồng cầu bao gồm:
- Số lượng hồng cầu
- Thể tích khối hồng cầu (Hct)
- Lượng huyết sắc tố (Hb)
- Thể tích trung bình hồng cầu (MCV)
- Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH)
- Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC).
Các chỉ số này giúp bác sĩ đánh giá tình trạng hồng cầu. Qua đó phát hiện ra những bất thường như thiếu máu hoặc bệnh lý liên quan đến hồng cầu.
Khi có đủ lượng hồng cầu, da và niêm mạc sẽ có màu hồng khỏe mạnh. Điều này thể hiện sự tuần hoàn oxy tốt đến các mô và tế bào trong cơ thể. Ngược lại khi thiếu hồng cầu (hay còn gọi là thiếu máu), cơ thể không nhận đủ oxy. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng da và niêm mạc nhợt nhạt.
Bạch cầu
Bạch cầu hay còn gọi là tế bào trắng, được sinh ra từ tủy xương và chiếm khoảng 3% tổng số tế bào máu. Bạch cầu có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Mặc dù phần lớn bạch cầu nằm trong máu, nhưng một lượng lớn cũng trú ngụ ở các mô. Đây cũng là nơi chúng thực hiện nhiệm vụ phát hiện và tiêu diệt các yếu tố gây bệnh như:
- Vi khuẩn
- Virus
- Ký sinh trùng
- Tế bào biến đổi như tế bào ung thư.
Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng, số lượng bạch cầu sẽ tăng lên. Mục đích là để tăng cường sức đề kháng và giúp chống lại các tác nhân gây bệnh.
Sau khi hết nhiễm trùng, số lượng bạch cầu sẽ trở lại mức bình thường. Bạch cầu còn tham gia vào quá trình chữa lành vết thương. Giúp cơ thể ngăn ngừa nhiễm trùng từ vi khuẩn bên ngoài, tiêu thụ các tế bào chết, mô mảnh và các tế bào hồng cầu cũ.
Với khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn, vi rút và tế bào bất thường. Bạch cầu giúp duy trì sự khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể trước các mối nguy hiểm từ bên ngoài.
Tiểu cầu
Tiểu cầu là những mảnh tế bào rất nhỏ, có kích thước nhỏ hơn nhiều so với hồng cầu và bạch cầu, chiếm khoảng 1% trong tổng số tế bào máu. Mặc dù nhỏ bé, tiểu cầu có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của hệ tuần hoàn và bảo vệ cơ thể.
Chức năng chính của tiểu cầu là cầm máu. Khi có tổn thương mạch máu, tiểu cầu sẽ nhanh chóng tập hợp lại với nhau và hình thành nút tiểu cầu. Từ đó tạo ra cục máu đông, ngăn máu ngừng chảy và giúp vết thương được cầm máu. Ngoài ra, tiểu cầu còn giúp thành mạch máu mềm mại, dẻo dai và "trẻ hóa" tế bào nội mạc. Góp phần vào việc duy trì sự khỏe mạnh của hệ mạch máu.
Giai đoạn sống của tiểu cầu từ khi trưởng thành kéo dài từ 7 – 10 ngày. Tủy xương là nơi sản sinh ra tiểu cầu, giống như các tế bào máu khác, giúp thay thế các tiểu cầu đã cũ hoặc bị tiêu hủy trong quá trình lưu thông trong máu.
Vai trò của tủy xương đối với sự hình thành tế bào máu
Tủy xương là mô nằm trong các xương của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra tế bào máu.
Có hai loại tủy xương chính: tủy đỏ và tủy vàng, mỗi loại đảm nhận các chức năng riêng biệt.
- Tủy đỏ: Đây là loại tủy chủ yếu có vai trò tạo máu. Trong tủy đỏ, các tế bào gốc tạo máu phát triển thành các tế bào máu, bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Tủy đỏ đặc biệt quan trọng trong việc sản xuất tế bào hồng cầu, giúp vận chuyển oxy và duy trì các chức năng sống của cơ thể.
- Tủy vàng: Nhiệm vụ chính của tủy vàng là lưu trữ chất béo, giúp cơ thể duy trì năng lượng dự trữ. Theo thời gian, tủy vàng có thể thay thế một phần tủy đỏ trong một số xương của người trưởng thành. Tủy vàng không tham gia trực tiếp vào quá trình tạo máu, nhưng đóng góp vào sự cân bằng năng lượng và hỗ trợ các chức năng của cơ thể.
Cả tủy đỏ và tủy vàng đều có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hoạt động và phát triển của hệ thống máu trong cơ thể, đồng thời giúp cơ thể duy trì năng lượng dự trữ.
Dấu hiệu tế bào máu có vấn đề
Có nhiều biểu hiện mà người bệnh có thể dễ dàng nhận ra khi tế bào máu gặp vấn đề, bao gồm:
Cơ thể cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân
Cảm giác mệt mỏi kéo dài mà không thể giải thích rõ ràng. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ thống tế bào máu có vấn đề, đặc biệt khi cơ thể thiếu hồng cầu.
Trong người cảm thấy khó chịu và lo lắng
Cảm giác khó chịu, bất an trong cơ thể, kèm theo cảm giác thiếu năng lượng hoặc không khỏe. Đây là dấu hiệu bất thường của tế bào máu như nhiễm trùng, rối loạn trong hệ thống miễn dịch.
Thường xuyên sốt vặt và nhiễm trùng
Những cơn sốt đột ngột không rõ nguyên nhân, đi kèm với tình trạng nhiễm trùng tái phát. Dấu hiệu này cho thấy tế bào bạch cầu không thể bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.
Có vết bầm tím và vết thương lâu lành
Xuất hiện những vết bầm tím mà không có chấn thương rõ ràng, hoặc vết thương lâu lành. Dấu hiệu này cho thấy tiểu cầu không đủ hoặc hoạt động không hiệu quả, khiến quá trình đông máu bị gián đoạn.
Nếu gặp phải những triệu chứng này, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Kết luận
Tế bào máu là đơn vị cơ bản của máu, thực hiện các chức năng sống còn cho cơ thể. Chúng vận chuyển oxy, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và hỗ trợ đông máu khi bị thương. Việc hiểu nguồn gốc, cấu tạo tế bào máu giúp bạn nhận thức tầm quan trọng trong việc duy trì sức khỏe. Mong rằng những chia sẻ trên của Meijibio Clinic về tế bào máu sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích khi khi tìm hiểu.